CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CUỘC SỐNG
  • 322 Xã Đàn - P.Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội
  • 8h00 - 21h00
HDplus

4K TV và UHD: Tất cả mọi thứ chúng ta cần biết về Ultra HD.

4K đã có mặt mọi nơi tại triển lãm điện tử tiêu dùng (CES) năm nay tại Las Vegas và mặc dù độ phân giải mới bị phản đối bởi nhiều người, nhưng ít nhất là nó sẽ không yểu mệnh như cách mà TV 3D đã phải chịu. Hiện tại, chỉ có một lý do hạn chế công nghệ này đó chính là chi phí để mua trọn bộ, và dù sao đi nữa thì giá cũng sẽ giảm khi mà công nghệ này dần càng phổ biến.

Và điều thực sự hấp dẫn đối với người dùng không đơn thuần là độ phân giải 4K trên chiếc TV 4K thế hệ mới mà nó còn bao gồm những công nghệ khác rất “ngầu” như High-Dynamic Range, Quantum Dot và tấm nền OLED.

4K là gì?

4K Ultra HD TV (hay được biết đến như là UHD TVs) cung cấp độ phân giải chi tiết hơn gấp 4 lần so với 1080p Full HD, nó tương đương với 8 triệu điểm ảnh so với khoảng 2 triệu điểm ảnh của 1080p. Và điều này có tiềm năng cho chúng ta hình ảnh rõ ràng với chi tiết tốt hơn và cũng mượt mà hơn.

Nhưng tất cả những điều này chỉ dành cho những người mới tìm hiểu thôi. Nó còn ảnh hưởng đến các chương trình TV khi mà các nhà đài đang nghiên cứu để nâng cấp những thông số khác bên cạnh độ phân giải 4K. Ở Anh, một nhóm được đứng sau bởi BBC và BSkyB đang kết hợp nhiều yếu tố lại với nhau từ tốc độ khung hình cao hơn cho đến độ phân giải cũng như dãi màu của hình ảnh. Những cái tên lớn trong ngành công nghiệp nghe nhìn bao gồm Samsung, LG và Sony đang tách riêng ra để thành lập liên minh UHD, mà chúng ta sẽ nói thêm ở bên dưới.

Tuy nhiên nói về kỹ thuật thì 4K chỉ chủ yếu nói về các phần cứng hiển thị, chúng chỉ là tiêu chuẩn thông số trên giấy tờ hơn là thực dụng. Ultra HD giống như thứ công nghệ sẽ phải xuất hiện sau nhiều năm (bởi công nghệ lúc nào cũng phải tiến về phía trước, và tiếp theo sẽ là 8K, 16K,…), nhưng không phải vì vậy mà nó không cải thiện gì cả.

Điểm khác biệt giữa 4K và Ultra HD

Về kỹ thuật thì “Ultra High Definition” chính xác là một định nghĩa của chuẩn phim 4K kỹ thuật số. Tuy nhiên, mặc dù nếu nhân độ phân giải lên thì nó sẽ là 4096 x 2160 độ phân giải 4K, chuẩn Ultra HD tiêu dùng có độ phân giải thấp hơn 1 chút với 3840 X 2160 (thực tế là chưa đủ 4K). Đây là một trong những lý do tại sao một số thương hiệu không muốn dùng nhãn 4K trên sản phẩm của mình mà thay vào đó là Ultra HD hoặc là UHD.

Tại sao chúng ta cần phải quan tâm về việc nó có là 4K Ultra HD hay không?

Có nhiều lý do tại sao 4K là lý do chúng ta nên cân nhắc trước khi mua chiếc TV mới (thực ra có đến 11 lý do nhưng nó sẽ ở trong một bài viết khác) nhưng không phải lý do nào cũng phù hợp với mọi người.

Màn hình 4K cho ra nhiều chi tiết hơn và khác biệt này là rất lớn. Trong khi 3D chỉ là một tính năng nhằm quảng cáo thì việc nâng cao độ phân giải làm cho hình ảnh trở nên tốt hơn nhiều. Việc mật độ điểm ảnh dày đặc hơn cũng giúp cho chúng ta có thể nhìn vào màn hình ở khoảng cách gần hơn mà không gây ra hiện tượng “rổ”. Điều này đặc biệt giá trị khi mà kích thước của những chiếc TV ngày càng lớn và chúng ta vẫn xem ở cùng một vị trí. Và đó là lý do tại sao tất cả các TV 4K Ultra HD hiện nay đều có kích thước trên 50 inch.

Trong khi các TV 4K UHD phát triển rất nhanh thì bên phía máy chiếu lại không được như vậy. Chỉ có Sony là đang tập trung và dẫn đầu trong việc đưa ra máy chiếu 4K với mẫu cao cấp VPL-VW1100ES và một mẫu dành cho gia đình VPL-VW500ES.

Hiện tại vẫn không có nhiều giải pháp 4K cho các máy chiếu LCD, D-ILA hay DLP, nhưng có vẻ điều này sẽ sớm thay đổi với việc Texas Instruments dự kiến sẽ bán ra những con chip 4K DLP cho máy chiếu hộ gia đình.

Ultra HD Premium

Nếu bạn đang nghĩ rằng những công nghệ mới này cũng như cách viết tắt của chúng làm cho mọi thứ rối cả lên thì bạn đúng rồi đấy. Đó là lý do tại sao một nhóm các công ty quyết định thành lập liên minh UHD để có thể định nghĩa lại tương lai của công nghệ TV.

Liên minh UHD bao gồm 35 công ty bao gồm các nhà sản xuất TV như LG, Panasonic, Samsung, Toshiba, Sony, Sharp, và các công ty về âm thanh như Dolby, hay các nhà làm phim lẫn kênh truyền hình như Netflix và 20th Century Fox.

Mong muốn của các công ty này là nếu như tất cả mọi người đều nhất trí về tính năng trên UHD thì khi mà Disney (một thành viên của liên minh) có thể tạo ra được những bộ phim mà Netflix có thể chiếu thông qua TV Samsung và cho ra được hình ảnh chính xác với những gì các nhà làm phim của Disney muốn mang lại.

Kết quả của liên minh này là thông số kỹ thuật của UHD Premium được giới thiệu tại CES 2016. Thông số kỹ thuật này tổng hợp hàng loạt các tính năng phải được tích hợp vào trong các sản phẩm như TV, đầu Blu-ray để đảm bảo tương thích tối đa giữa nội dung khác nhau và các sản phẩm phần cứng.

Hiện tại thì để đạt được chứng nhận UHD Premium năm 2016 thì sản phẩm phải có được độ phân giải tối thiểu là 3840x2160. Nó có khả năng hiển thị được 10-bit màu, cho phép hiển thị được 1.024 sắc độ màu của 3 màu cơ bản là đỏ, xanh lá, xanh dương hơn hẳn so với 256 sắc độ màu trên chuẩn 8-bit hiện tại.

Một chiếc TV phải có khả năng hiển thị điểm ảnh với độ sáng và độ tối nhất định để cho tính năng HDR (về kỹ thuật thì độ sáng phải hiển thị được 0.05 cho đến 1.000 nit với TV LCD/LED và 0.0005 cho đến 540 đối với TV OLED). Điều này cho phép các sản phẩm tiêu chuẩn mới có thể có màu đen sâu hơn so với màu đen đục và hơi xám so với trước đây.

Và khi mà các tiêu chuẩn đã được định nghĩa rõ ràng thì việc kiểm tra sản phẩm mới đạt được tiêu chuẩn “Ultra HD Premium” và có logo này sẽ giúp chúng ta không còn phải lo lắng về khả năng tương thích với các nội dung 4K trong nhiều năm tới.

Tất cả nghe có vẻ ổn trừ một việc là mọi thứ không đơn giản như vậy.

Samsung và Panasonic đã thực hiện theo đúng tiêu chuẩn mới và các sản phẩm flagship mới của cả 2 đều được dán nhãn UHD Premium như chứng nhận chất lượng. Sony thì quyết định khác hơn với việc làm cho mọi thứ có vẻ rối rắm khi vẫn giữ thương hiệu “4K HDR” mặc dù các mẫu máy của họ cũng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Philips sẽ không sử dụng tiêu chuẩn này và hiện cũng chưa có sản phẩm nào đạt được thật.

Điều này cũng khá bình thường khi mà công nghệ thì vẫn luôn phát triển thì các vấn đề về kinh tế tương tự như vẫn vẫn sẽ tồn tại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hy vọng rằng chúng ta sẽ vẫn có thể sớm mua được những TV UHD Premium mà không cần phải nghi ngại nữa. Cho đến khi cả ngành công nghiệp chịu thống nhất với nhau để cùng sử dụng một chuẩn chung thì chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm để tối đa khả năng tương thích.

TV Ultra HD đắt tiền cỡ nào?

Đợt sản phẩm đầu tiên của những chiếc TV 4K rất lớn, cả LG lẫn Sony đều tung ra những sản phẩm có tấm nền lên đến 84 inch. Kết quả là chúng có giá cũng không hề dễ chịu với mức tầm $30.000. Không chỉ có vậy Samsung cũng tung ra mẫu TV của mình có kích thước 85 inch với giá $55.000 dành cho những người yêu thích bóng đá và những người giàu có.

Tuy nhiên, giá của của chúng giảm rất mạnh và kích cỡ màn hình cũng giảm gần. Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tìm được những mẫu TV 4K với giá khoảng $1.000. Mặc dù vậy chúng ta vẫn nên cẩn thận khi mua các mẫu TV này, bởi vì độ phân giải 4K không hẳn sẽ cải thiện chất lượng hình ảnh của màn hình nếu khả năng xử lý bên trong nó không tốt. Một chiếc TV Sony 65 inch hàng đầu của Sony hiện đang có giá khoảng $3.500 và giá của chúng đang giảm dần.

Dù sao đi nữa thì nó cũng sẽ không khiến bạn sạt nghiệp chỉ để mua được một chiếc TV 4K chất lượng tốt đâu.

Màn hình TV 4K Ultra HD có thể nhỏ cỡ nào?

Trong ngắn hạn, kích thước màn hình có vẻ đang ổn định ở mức 55 inch và lớn hơn. Đó là bởi vì kích thước màn hình giảm xuống sẽ làm cho mật độ điểm ảnh tăng lên. Và chúng ta cũng không nên bỏ qua được quan hệ giữa độ phân giải màn hinh và khoảng cách nhìn.

Mặc dù khoảng cách ngồi xem sẽ khác nhau giữa mỗi phòng nhưng về cơ bản thì những TV cỡ lớn 4K sẽ cải thiện hơn rất nhiều so với các màn hình nhỏ 1080p. Tốc độ khung hình cao mà UHD mang lại có thể mang lại nhiều ấn tượng hơn là việc tăng cường độ phân giải khi xem phim và những TV 4K thế hệ tiếp theo sẽ còn cải thiện vấn đề này nhiều hơn nữa.

Chúng ta nên xem màn hình UHD ở khoảng cách nào?

TV 4K Ultra HD mang lại trải nghiệm xem phim thật hơn Full HD. Trong nhiều yếu tố thì thì trải nghiệm xem phim 4K tốt nhất sẽ tương tự như chúng ta xem phim trong rạp. Thực ra khoảng cách tối ưu để xem phim ở rạp là khoảng 1.5 lần chiều cao của màn hình. khi chuyển sang phòng chiếu trong gia đình thì với màn hình 65 inch khoảng cách chúng ta nên xem là chừng 1.5m nhưng điều này đôi khi không phù hợp lắm nên chúng ta xem ở khoảng cách khoảng 2-3 m là vừa.

TV OLED 4K có tốt hơn không?

TV OLED đã xuất hiện được một thời gian và công nghệ này thực sự rất tốt. Nó cho được màu sắc ấn tượng, đen sâu hơn và tương phản tốt. Tuy nhiên vấn đề của nó hiện nay là giá cả của nó rất đắt đỏ so với thị trường đại chúng.

Và đừng quên TV LCD/LED cũng còn có công nghệ chấm lượng tử rất tiềm năng nữa.

Kênh TV 4K

Các đài truyền hình ở cả Anh và Mỹ đang tiến hành chuyển đổi với việc hỗ trợ với việc cho phép truyền tải hình ảnh độ phẩn giải 3840x2160 ở 60Hz với độ sâu màu 10-bit từ 2014 nhưng cho đến 2 năm sau mọi thứ mới có vẻ được đưa vào thực tế. Tại Olympic 2016 thì kênh truyền hình BBC sẽ thử nghiệm truyền tải nội dụng 4K và dần tiến hành cung cấp nhiều hơn cho người dùng trong tương lai.

Nhưng vấn đề chính là nếu không nói đến TV thì bộ set-top box cũng chưa chắc tương thích được nên chúng ta còn nhiều việc để phải làm trước khi tận hưởng nội dung 4K

Những nội dung 4K nào đã có sẵn rồi?

Netflix trở thành một trong những cái tên lớn đầu tiên trong việc cung cấp nội dung 4K cho gia đình, nhưng Amazon cũng theo sau với Vudu. Khi chúng ta sử dụng ứng dụng Netflix trên TV 4K, nội dung 4K sẽ tự động được chuyển về tại khu vực nó được cung cấp. (còn tùy đường truyền mạng nữa nhé)

Chúng ta cần phải có đầu phát tương thích với 4K như là Amazon Fire TV hoặc Roku 4 để chạy được các nội dung này, ngoài ra cũng còn một số tùy chọn khác.

YouTube cũng cho phép upload các nội dung 4K nhưng tất nhiên là nó cũng đòi hỏi phần cứng từ set-top box hoặc PC mạnh mẽ để chạy được 4K. Nhưng dù sao thì nội dung cho 4K cũng đã trở nên nhiều hơn trước đây.

Việc nâng cấp đầu Blu-ray chuẩn 2160 là điều cần thiết và chúng cũng đã xuất hiện từ đầu năm nay. Đầu Ultra HD Blu-ray cho phép phát ra được các bộ phim Ultra HD được bán ra dưới dạng đĩa và cũng sẽ hỗ trợ nội dung HDR cũng như công nghệ cải thiện chất lượng âm thanh như Dolby Atmos.

Sony hiện nay cũng đã cung cấp dịch vụ tải phim ở Mỹ cho những người đang sở hữu TV 4K. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin về việc họ sẽ cung cấp cho các thị trường khác.

Loại cáp nào chúng ta cần cho 4K

Có hai chuẩn cáp mà mọi người sẽ dùng đó là HDMI tiêu chuẩn (HDMI 1.4 hoặc 2.0) và DisplayPort nếu chúng ta kết nối máy tính với màn hình Ultra HD.

Cổng HDMI hiện nay được bán ra với 4 loại: tốc độ cao với ethernet, tốc độ cao không có ethernet, tốc độ thường với ethernet và tốc độ thường không có ethernet. Chuẩn tốc độ thường sẽ có khả năng truyền tải được 1080i nhưng không có khả năng đảm đương 4K, tốc độ cao thì có thể xử lý bất cứ thứ gì cao hơn 1080. Hiện nay, nếu chúng ta sử dụng đúng tiêu chuẩn thì không có khác biệt rõ ràng về khả năng hiển thị giữa các nhà sản xuất khác nhau.

Tốc độ của kết nối sẽ phụ thuộc vào loại chuẩn kết nối bao gồm HDMI 1.4, HDMI 2.0 và HDMI 2.0a. HDMI 1.4 hỗ trợ độ phân giải 3820x2160 ở 30fps, trong khi đó HDMI 2.0 có thể xuất độ phân giải Ultra HD ở tốc độ 60fps. HDMI 2.0a có khả năng truyền tải được cả HDR, hiện vẫn đang hạn chế trên các TV hiện nay.

Còn với DisplayPort, kết nối này có thể truyền tải hình ảnh 4K cũng như tín hiệu âm thanh từ hầu hết các card đồ họa cao cấp nhất đến màn hình mà không gặp vấn đề đáng kể nào về chậm trễ tín hiệu.

Cổng HDMI 2.0 quan trọng thế nào với TV 4K Ultra HD?

HDMI 2.0 là phiên bản mới nhất của HDMI. Chuẩn HDMI 1.4 có thể phát được video 4K, nhưng nó hạn chế ở mức 30fps (hay 30Hz). Trong khi tốc độ này ổn cho hầu hết các bộ phim, nhưng các chương trình truyền hình lại cần tốc độ khung hình cao hơn nữa.

HDMI 2.0 mở rộng băng thông lên 18Gbps và hỗ trợ 4K Ultra HD ở 50/60 fps, với 12-bit màu. Hiện tại thì chỉ có một vài mẫu 4K là được trang bị HDMI 2.0 mới nên bạn cần phải cẩn thận khi chọn lựa.

Vậy chúng ta có nên bỏ đi những TV 4K đời đầu không? Cả Philips lẫn Samsung đều bán ra TV với những bộ box kết nối riêng và họ dễ dàng cung cấp các bộ mới để nâng cấp. Trong khi đó Sony và các công ty khác thì có thể sẽ tung ra bộ firmware mới thể có thể giúp truyền tải được nội dung 4K tốc độ cao qua cổng HDMI 1.4 với 8-bit màu. Nhưng hiệu quả đến thế nào thì còn phải chờ xem.

Còn HDR thì thế nào?

HDR, hay high dynamic range, đây là một khái niệm về việc kết hợp 3 hình ảnh, một với ánh sáng bình thường, một tấm thiếu sáng và một tấm dư sáng để tạo ra độ tương phản cao hơn cho hình ảnh hoặc video.

Amazon là công ty đầu tiên cung cấp các video HDR vào năm 2015, và thậm chí đến tận bây giờ thì cũng là công ty duy nhất cung cấp dịch vụ stream có HDR. Cũng có nhiều thông tin nói rằng Netflix sẽ sử dụng công nghệ tương tự để cung cấp các nội dung HDR của riêng mình.

Điều này đòi hỏi các công ty phải mở rộng thêm khoảng 20% tốc độ băng thông cho cả HDR và 4K, nhưng Netflix nói rằng nếu băng thông không đủ thì hãng sẽ lựa chọn HDR thay vì 4K để mang đến trải nghiệm hình ảnh tốt hơn.

Công nghệ chấm lượng tử vẫn còn quá xa lạ

Tất nhiên là vậy. Nhưng không giống như những vấn đề phức tạp khác, sản phẩm cụ thể đã có mặt trên thị trường. Màn hình chấm lượng tử đơn giản là một tấm nền LCD/LED với một tấm mỏng tinh thể nano giữa đèn nền và phần hiển thị. Các nhà sản xuất như LG hoặc Sony đã nói rằng việc này sẽ tăng độ sâu màu thêm 30% mà không cần phải đưa thêm các điểm ảnh hoặc tạo ra các thuật toán để giả lập.

Chúng ta đã từng thấy qua nhiều mẫu TV sử dụng công nghệ này vào CES 2015 bao gồm cả LG và Samsung với việc sử dụng các phiên bản khác nhau của công nghệ Chấm lượng tử. Những TV SUHD của Samsung hiển thị rất tốt trong khi LG gặp tình trạng oversaturation (tạm dịch dư bão hòa) nhưng chúng sẽ sớm được tinh chỉnh trong thời gian tới.

Đợi đã, còn 8K thì sao?

Nếu như độ phân giải 4K cho gấp 4 lần độ phân giải Full HD thì 8K sẽ cho độ phải giải 16 lần. màn hình 8K sẽ cho đến 33 triệu điểm ảnh hiển thị. Điều này có thể sẽ vượt xa những công nghệ hiển thị hiện tại và chỉ có một đài phát thanh là NHK của Nhật Bản là tuyên bố về việc sẽ thương mại hóa công nghệ này.

Tuy nhiên, bởi vì lợi ích của 8K chỉ có thể thấy được trên các TV màn hình trên 84 inch và phần lớn cho đến nay chỉ mang tính trình diễn là chính. Sharp đã tung ra chiếc TV 8K của mình ở Nhật Bản trong khi LG trình diễn chiếc TV 8K HDR đầu tiên tại CES 2016.

Chúng ta nên mua một bộ TV 4K ngay hiện giờ hay nên đợi?

Cái này tùy thuộc ở bạn. Nếu bạn muốn một chiếc TV tốt nhất hiện nay và không ngần ngại chi tiền thì luôn có sản phẩm cho bạn và không cần phải lo lắng quá nhiều về việc nâng cấp trong tương lai. Tuy nhiên, đừng kỳ vọng sẽ có thể xem hầu hết các nội dung bằng 4K trong 2 hoặc 3 năm nữa. Và hãy đảm bảo là TV của mình có cổng HDMI 2.0 (những TV 4K đời đầu dùng HDMI 1.4).

Mặt khác, nếu mọi người nhạy cảm về giá hoặc muốn đợi đến khi các nội dung tương đối nhiều hơn thì chúng ta có thể đợi. Chuẩn UHD Premium vẫn chưa được phổ biến và mặc dù nó hứa hẹn sẽ được cả nền công nghiệp sử dụng. Nếu bạn đang đợi thì hãy tận hưởng những mẫu 1080p cỡ lớn đi và TV 4K sẽ rẻ hơn thôi.

Các tin mới